[Lương y Nguyễn Thị Hội] – Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý, bên cạnh đó chúng ta vẫn có thể mắc phải bệnh đau dạ dày do một số nguyên nhân khác. Qua bài viết này tôi muốn gửi đến các bạn nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày và chúng ta cần nên ăn kiêng những gì khi bị đau dạ dày.

Xem nhanh >>

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày
  2. Bệnh đau dạ dày nên, không nên và kiêng ăn gì?
  3. Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì? Kiêng gì?
  4. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?
  5. Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Những triệu chứng mà bạn có mắc phải dưới đây đều là những triệu chứng đặc trưng dẫ đến bệnh đau dạ dày. Bạn không nên chủ quan bởi những nguyên nhân đau dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày  không chỉ do chế độ ăn uống mà còn do những hoạt động, tác động bên ngoài dẫn đến.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Ăn uống không điều độ

Tuy bệnh đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Bạn cần bỏ ngay những thói quen hàng ngày như: Ăn nhanh, ăn không đúng giờ, nhai không kĩ, nhịn ăn sáng, quá chua, ăn đồ lạnh thường xuyên, ăn quá cay, uống nhiều rượu bia… Vì những thói quen này gây hại rất lớn đến sức khỏe của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, những tình trạng khiến dạ dày làm việc quá tải, bất thường sẽ khiến khức khỏe dạ dày suy yếu.

Những cơn đau dạ dày

Những cơn đau dạ dày

Sức khỏe dạ dày suy kiệt, sức đề kháng suy giảm khi bạn làm việc thức khuya hoặc làm việc quá sức kéo dài. Việc những tình trạng này dẫn đến khả năng tự bảo vệ niêm mạc của dạ dày bị suy yếu, dẫn đến dạ dày bị suy yếu và các bệnh viêm loét dạ dày dần được hình thành.

Căng thẳng, stress

Khả năng tiết dịch dạ dày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến cơ chế hoạt động của dạ dày. Khi chúng ta căng thẳng hay stress vì công việc hay vì một chuyện nào đó kéo dài từ đó cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày, nặng hơn là bạn sẽ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau khiến, khi đó quá trình sản xuất niêm mạc bảo vệ dạ dày sẽ bị kìm hãm, gây ra hiện tượng co bóp thất thường, gây tình trạng đau, khó chịu.

Lạm dụng thuốc đau dạ dày

Lạm dụng thuốc đau dạ dày

Các dấu hiệu mắc phải khi bạn cảm thấy đau bụng có thể do rối loạn tiêu hóa, nhưng bên cạnh đó đó cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày mà bạn không để ý. Khi mới mắc bệnh thì cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ, khoa học, khá là dễ dàng. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, bạn cảm thấy quá khó chịu, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn, tốn thời gian và tiền bạc hơn mà còn có thể dẫn đến những biến chứng ngoài ý muốn khác như viêm loét dạ dày, thậm chí để lâu còn có thể gây ra ung thư dạ dày. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động đến bệnh viện khám, nếu kết quả bệnh viêm loét dạ dày nhanh chóng tìm cho mình một loại thuốc để chữa trị “càng sớm, càng tốt

Những bài thuốc chữa dạ dày bạn hiệu quả bằng thuốc đông y bạn nên biết:

Bệnh đau dạ dày nên, không nên và kiêng ăn gì?

Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì? Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Đau dạ dày không nên ăn gì? Mời các bạn theo dõi những thông tin sau đây. Người bị đau dạ dày cần có một chế độ ăn uống khoa học để giảm thiểu tối đa mức độ thương tổn và giúp việc điều trị đau dạ dày được nhanh chóng hơn.

Việc ăn uống khi mắc bệnh viêm loét dạ dày là cực kì quan trọng. Website: http://nhathuocnguyenthihoi.vn/ sẽ chia sẻ với các bạn nên ăn gì, không nên ăn gì và kiêng ăn gì khi đau dạ dày để việc điều trị được hiệu quả.

  1. Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì? Kiêng gì?

Thực phẩm có tính Acid cao: Các loại trái cây như xoài, sấu, ổi, mận hà nội, khế chua, dưa muối, giấm, măng chua… Các loại này chứa Acid cao khi ăn vào sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn, khó chịu, gây đau đớn. Ngoài ra còn gây ra tình trạng ợ chua, ơ hơi…

Không nên sử dụng rượu, bia khi bị đau dạ dày

Không nên sử dụng rượu, bia khi bị đau dạ dày

Uống nhiều nước ngọt có gas khiến bạn nhanh đầy hơi, chướng bụng do uống phải nhiều khí, đây được gọi là trạng thái “no giả”. Đồ uống có gas, chất kích thích: Rượu, cà phê, bia, nước tăng lực khi tiếp xúc với dạ dày sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn vô cùng khó chịu, có biểu hiện như: Buồn nôn, có thể nôn ngay nếu bị loét dạ dày.

Thực phẩm khó tiêu: Món ăn chiên, củ cải già, lá hẹ, rau cần, khoai môn, rán nhiều dầu mỡ, chất béo… Đây là những thực phẩm khó tiêu khi ăn vào sẽ khiến cho dạ dày ứ trệ, cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Một số người ăn tỏi có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi sử dụng tỏi để chế biến thức ăn bạn nên lắng nghe phản ứng của cơ thể thế nào. Gia vị có tính kích thích cao: Cần tránh ăn một số loại gia vị như bột ớt, tiêu vì dễ dẫn đến đau bụng, mù tạt.

  1. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?

Những thực phẩm hút acid: Các loại bánh như bánh mì, bánh xốp, bánh quy… Ngoài ra, một số thức ăn từ gạo nếp, khoai, bột sắn… Cũng rất tốt vì chúng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Chính vì thế, người bị bệnh viêm loét dạ dày nên chọn những loại thực phẩm có tác dụng hạn chế lượng acid HCI lên dạ dày hoặc các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Đau dạ dày, loét dạ dày nguyên nhân là do thừa lượng acid HCI và ứ trệ kéo dài của dạ dày.

Sữa chưa rất tốt cho dạ dày bạn nên ăn

Sữa chưa rất tốt cho dạ dày bạn nên ăn

Những thực phẩm trung hòa acid: Sữa nóng, trứng rán, trứng hấp. Nên kiêng nước ngọt có ga và uống nhiều nước lọc hơn.

Những thực phẩm giúp “làm lành” dạ dày: Người ta thường sử dụng nghệ và mật ong để làm lành và sát khuẩn dạ dày. Đối với các loại thực phẩm họ cải như cải bắp, rau cải, của cải… Nên luộc rồi mới ăn. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau củ tươi để bổ sung lượng vitamin A, B, C dồi dào giúp làm lành chỗ loét dạ dày. Một thực phẩm khác cũng rất tốt cho dạ dày đó là tôm, tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng giúp nhanh chóng khỏi chứng đau dạ dày.

Những thực phẩm dễ tiêu hóa: Sữa chua rất tốt cho dạ dày vì bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày, giúp làm ức chê các hại khuẩn, ngoài ra còn giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn Ecoil, Yersina và khuẩn HP – nên ăn mỗi ngày một hũ sữa chua. Ngoài ra, nên chuyển các món chiên, rán thành các món luộc, hấp như vậy dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Thay thực phẩm trong các bữa ăn thành thịt nạc thăn, tim lợn, cá, thịt ngan….

Ngoài việc có một chế độ ăn khoa học bạn nên có một số nguyên tắc trong chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi để quá trình điều trị đau dạ dày được hiệu quả hơn.

  1. Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Với những kiến thức về cách ăn uống cho người đau dạ dày phía trên thì bạn cần phải biết thêm một số nguyên tắc để nhanh hết bệnh và tránh tái phát.

Chia nhỏ bữa ăn

Ngoài ra, khi ăn nên nhai kĩ, không nên ăn cơm cùng với canh vì như vậy thức ăn thường không được nhai kĩ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Hãy chia nhỏ bữa ăn ra, ăn đồ không quá cứng với lượng vừa phải, bánh sandwich là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong trường hợp này. Nhai kĩ còn khiến tiết nước bọt ra nhiều hơn giúp trung hòa lượng acid ở bệnh viêm loét dạ dày, đau bao tử.

Ăn uống đúng giờ

Nên ăn đúng giờ, bỏ ngay thói quen ăn đêm vì không chỉ gây béo cho cơ thể mà còn khiến dạ dày phải “gồng mình” lên để làm việc trong khi đó là thời gian nghỉ ngơi của nó. Người bị đau dạ dày tuyệt đối không được để bụng quá đói hoặc quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Ăn đêm cũng khiến bạn rất khó chịu vì khi thức ăn tối chưa được tiêu hóa hết lại phải nạp thêm thức ăn đêm dẫn đến tình trạng sáng dậy sẽ đầy bụng và khả năng cao sẽ bỏ bữa sáng.

Thói quen ăn uống của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh đau dạ dày của bạn đang mắc phải. Vì vậy, bắt đầu ngay từ hôm nay bạn hãy tập cho mình một thói quen về ăn uống sao cho khoa học, đó là cách chữa đau dạ dày và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Những điều này sẽ giúp bạn sẽ không mắc phải căn bệnh “quái ác” này đâu.

Quay lại

Nguồn: nhathuocnguyenthihoi.vn

Tìm kiếm trên Google:

  • Lương y Nguyễn Thị Hội
  • thuốc trị gan nhiễm mỡ
  • thuốc trị mãu nhiễm mỡ
  • thuốc trị viêm loét dạ dày
Share Button
2/5 - (1 bình chọn)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *